Green Solutions

Quản lý tốt rác thải sinh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế phát triển gắn liền với sự an toàn cho môi trường.

Phân loại
Dựa vào thành phần, tính chất, chất thải sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau và đựng trong các bao, thùng rác khác nhau
Thu gom & Vận chuyển
Chất thải được xe rác đi thu gom và vận chuyển đến các đơn vị xử lý rác tập trung theo quy định
Xử lý
Kết hợp nhiều phương pháp xử lý chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích, làm giảm ô nhiễm môi trường
Tái chế
Tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải, không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế

Cách phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

Phân loại rác tại nguồn vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý. Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn.

Người tiêu dùng muốn làm gì để cải thiện môi trường?

Những thảm họa về môi trường dồn dập khiến người tiêu dùng Việt Nam không thể khoanh tay đứng nhìn. Có tới 620,125 thảo luận về những hành động cụ thể giúp cải thiện môi trường.

Trong đó, việc thay thế/tái chế đồ nhựa đang là chủ đề hot nhất trên mạng xã hội (67.5% thảo luận). Những sản phẩm nhựa được quan tâm thay thế nhất hiện nay là túi ni lông dùng cho việc mua sắm hằng ngày (63,977 thảo luận) và dụng cụ đựng thực phẩm đồ uống: ly cốc nhựa, ống hút…(257,706 thảo luận).

Top các vật liệu thay thế đồ nhựa được thảo luận nhiều nhất có thể kể tới giấy, vải, cói (thay thế túi ni lông khi mua sắm, chậu đựng cây, bao bì sản phẩm...), inox, thủy tinh (bình nước cá nhân thay cho ly nhựa), tre, cói, cỏ, bã mía, bột gạo (thay thế đồ nhựa đựng thực phẩm dùng một lần như ống hút, hộp xốp...). Các thảo luận về hạn chế dùng sản phẩm nhựa thu hút nhiều tương tác. Ngoài ra cũng có ý kiến cắt giảm hoàn toàn những đồ nhựa dư thừa (ống hút, ly nhựa…).

Nổi bật lên trong các bài post bảo vệ môi trường là việc lên án hoạt động thả bóng bay, đèn hoa đăng...mùa lễ hội (58.6%), thương hiệu F&B lớn làm marketing xanh “nửa vời”: sử dụng ly nhựa khi khách uống tại cửa hàng, thùng phân loại rác “có như không” (23.3%), các nhà máy, làng nghề xả thải ra môi trường (18.1%).

Nhiều bình luận cho rằng so với rác sinh hoạt của người dân, rác và chất thải từ hoạt động công nghiệp và dịch vụ còn là vấn đề nghiêm trọng. Và các thương hiệu, tổ chức cố ý làm hại môi trường phải chịu sự lên án, tẩy chay từ khách hàng.

Việc phân loại rác tại nguồn được người tiêu dùng rất quan tâm. Có rất nhiều bài viết kêu gọi phân loại rác sinh hoạt (68.3%). Tuy nhiên do quy trình phân loại rác chưa đồng bộ tại địa phương, một bộ phận người dùng tỏ ra tiêu cực vì cho rằng dù phân loại thì rác cũng sẽ hòa lẫn vào nhau khi ra bãi tập kết (15.6%). Mô hình phân loại rác thải chi tiết tại Nhật Bản cũng đang được tham khảo nhiều vì có tính ứng dụng cao (14.3%).

Như vậy người tiêu dùng hành động trước hết để giảm lượng rác thải kỷ lục tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động chạy bộ từ thiện, cài ứng dụng điện thoại để trồng cây gây rừng (Ecosia, Forest, Ecoalarm...) là những biện pháp mới mẻ đang được kêu gọi tham gia nhiều (36,622 thảo luận). Những thử thách dọn rác được nhóm học sinh phổ thông và sinh viên lựa chọn để thể hiện nhiệt huyết với việc cải tạo môi trường (19,844 thảo luận).

Thay thế/tái chế đồ nhựa 67%
Lên án các thương hiệu gây ô nhiễm môi trường 13%
Phân loại rác tại nguồn 8%
Hoạt động từ thiện liên quan tới trồng cây gây rừng 5%
Tham gia thử thách dọn rác 3%
Khác 1%
Translate »