David Dương: Trách nhiệm và nỗi trăn trở sau dịch Covid-19

Trong dịch bệnh Covid-19 vừa qua, ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) có trụ sở tại Hoa Kỳ và Công ty TNHH Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS) đặt tại Việt Nam cùng đội ngũ công nhân viên đã không chỉ thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa đẩy mạnh chống dịch vừa phát triển kinh tế hiệu quả mà còn thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ cộng đồng; thực hiện các dự án thiết thực về môi trường.


Ông David Dương, Chủ tịch Công ty California Waste Solutions

Trách nhiệm với cộng đồng

Nhận định về tình hình dịch bệnh ở 2 quốc gia, từ Hoa Kỳ ông David Dương cho biết: “Ở thời điểm hiện tại, bên Hoa Kỳ vẫn còn nhiều điều lo lắng. Người Việt ở nước ngoài rất quan tâm đến tình hình ở Việt Nam thông qua các kênh truyền thông đại chúng. Chúng tôi luôn theo dõi sát những thông tin báo chí ở Việt Nam, vì nó có tác động lớn đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Tôi nhận thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm bệnh thấp nhất, tôi rất mừng về điều này. Công ty VWS ở Việt Nam không có ca nhiễm nào cả, tuy nhiên chúng tôi vẫn rất thận trọng trong công tác phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho công nhân viên. Chúng tôi thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế về phòng chống dịch như giãn cách, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, đeo bao tay, rửa tay sát khuẩn.


Ông David Dương, Chủ tịch Công ty California Waste Solutions, trao tặng số tiền ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 thông qua Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco. Ảnh: Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại San Francisco

Bên Hoa Kỳ, người bản địa họ cho rằng, người bị bệnh mới đeo khẩu trang, còn người bình thường thì không cần thiết phải đeo. Trong thời gian đầu, ban quản lý của Công ty CWS thường xuyên họp để phân tích cho công nhân viên việc đeo khẩu trang là để bảo vệ cho chính họ khỏi bị lây nhiễm. Sau khi thấu hiểu họ đã tự giác đeo khẩu trang, găng tay, giữ khoảng cách an toàn. Thời gian sau chính quyền ra luật bắt buộc ngừơi dân đeo khẩu trang thì tình hình càng diễn tiến thuận lợi hơn.

Luật ở đây quy định, người bị mắc bệnh không được thông báo trên truyền thông. Khi họ trở về làm việc bố trí họ ở phòng riêng, thường xuyên đo thân nhiệt”.

Về khối lượng rác thải, tại Việt Nam VWS tiếp nhận vẫn bình thường, không tăng. Tại Hoa Kỳ, CWS tiếp nhận khối lượng rác sinh hoạt tăng gần 20% so với lúc trước dịch Covid-19 xảy ra. Lượng rác tăng không ảnh hưởng lớn vì công ty luôn có xe rác dự phòng.
Trong những năm qua, CWS và VWS luôn đồng hành cùng TPHCM trong công tác thiện nguyện, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, lá lành đùm lá rách… nhằm lan tỏa những điều tích cực đến toàn thể xã hội.

Vừa qua do tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Hoa Kỳ còn phức tạp nên khi họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp thì các trang biết bị y tế thiếu hụt trầm trọng, nhất là khẩu trang. CWS đã tặng 40.000 chiếc khẩu trang y tế N95. Ngoài ra công ty còn đặt thêm 20.000 chiếc khẩu trang vải ở Việt Nam để mang về tặng cho người dân.

Một chương trình khác vào giữa tháng 4, tại San Francisco (Hoa Kỳ), ông David Dương, đã ủng hộ 100.000 USD vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, VWS cũng đã ủng hộ 200 triệu đồng hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn trong thời gian qua.

Mới đây, vào những ngày đầu tháng 6 ,VWS đã phối hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM trồng 600 cây sưa, dầu hưởng ứng Ngày môi trường thế giới.

Chương trình đã trở thành “ngày hội” trồng cây tại xã Đa Phước. Ngay từ sáng sớm, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã… đã chuẩn bị cuốc xẻng, phân bón ra quân trồng cây.

Chương trình trồng cây hưởng ứng ngày Môi trường thế giới là một trong các họat động bảo vệ môi trường do chính quyền xã Đa Phước phát động. Chương trình hành động vì môi trường trong năm tại đây còn bao gồm: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân trong việc khai thác bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên. Tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, rác thải sinh hoạt. Phát động phong trào bảo vệ môi trường đến tất cả người dân, đoàn thể. Cùng nhau dọn dẹp vệ sinh, sống thân thiện với môi trường…

Phối cảnh dự án KHU CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG XANH LONG AN

Trong nhiều năm gần đây, Công ty VWS đã tài trợ nhiều chương trình liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Lãnh đạo VWS cho biết, công ty không chỉ nỗ lực làm tốt nhất các hoạt động ở Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước mà còn chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường. Tài trợ hoàn toàn kinh phí để trồng 600 cây sưa, cây dầu cho xã Đa Phước là hành động đầu tiên hưởng hứng ngày Môi trường thế giới trong năm 2020 của VWS.
Về việc trồng cây nhân ngày Môi trường thế giới, ông David Dương chia sẻ: “Tại Việt Nam, Chính phủ cùng các bộ, ngành luôn kêu gọi người dân chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Tuy nhiên, theo ông, việc bảo vệ môi trường cũng có thể bắt đầu từ những hành động rất nhỏ, chẳng hạn như hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon, rác thải kim loại, kim loại độc hại; không lãng phí đồ ăn, thức uống; phân loại rác tại nhà, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ nguồn nước, sử dụng các sản phẩm tái chế”.

Nỗi trăn trở sau dịch Covid-19

Từ việc trồng cây xanh nhân Ngày Môi trường thế giới nhìn lại, ông David Dương chia sẻ thêm về tiến độ triển khai 2 dự án trọng điểm của VWS bao gồm cải tiến công nghệ mới cho Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước và Dự án Khu Công nghệ Môi trường xanh tại Long An. Mỗi ngày VWS xử lý gần 6.000 tấn rác cho TPHCM và các huyện lân cận tỉnh Long An, các ban ngành liên quan vẫn chưa hoàn thành vành đai xanh cách ly cho toàn liên khu Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Khu đất dành cho việc xử lý rác thải (Khu Liên hợp Xử lý Chất thải Đa Phước) do thành phố chuyển giao không có lợi ích nhiều về mặt kinh tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ dân sống lân cận. Do chưa có vành đai cây xanh cách ly nên ngoài việc VWS dựng khu chôn lấp rác hợp vệ sinh theo kiểu mẫu chuẩn của các nước phát triển thì phải tốn chi phí phun xịt khử mùi nhiều hơn.

Để xử lý khối lượng rác của hơn 10 triệu dân TPHCM trong khi việc phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đề án nộp cho thành phố mới đây, VWS sẽ thay đổi công nghệ xử lý rác thải, biến rác thải thành điện năng, phân bón lỏng, CNG, phân compost, giảm tỉ lệ chôn lấp tối đa, giảm phát thải khí carbon và khí nhà kính. Với đề án này nguồn tài nguyên từ rác thải sẽ được chuyển hóa, tái sử dụng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.
Riêng với dự án Khu Công nghệ Môi trường xanh tại Long An, chúng tôi rất sốt ruột vì đã triển khai đầu tư nhiều công trình hạ tầng (từ đường dẫn, cầu, san lấp…) nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa cho ý kiến triển khai. Ông David Dương suy tư.

Share
Translate »